'Nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1', nghĩ vậy mà không phải vậy…
Chuyến đi đầu tiên của hai mẹ con là đến tỉnh An Giang. "Trên đường đi, nhiều lần mọi người khuyên ngăn vì thấy mình liều lĩnh, dẫn con nhỏ du lịch như vậy là nguy hiểm. Mình cũng cân nhắc, rằng nếu bản thân quá bướng, có điều gì xảy ra thì sẽ không tốt cho con. Tuy nhiên, vì quá đam mê và muốn đưa con đi nên mình vẫn tiếp tục", chị Liễu kể.
Mang nét hiện đại tinh tế cho ngôi nhà của bạn với màu sơn trắng sứ
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Tàu liên vận quốc tế tại ga Cao Xá chạy chuyến đầu tiên vào ngày 2.5
Cắm mặt vào màn hình laptop đến tận nửa đêm, anh Minh Tuấn, 32 tuổi, ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức (TP.HCM) không khỏi bất ngờ khi chúng tôi đặt câu hỏi đã chuẩn bị quà gì để tặng cho những người phụ nữ trong gia đình vào ngày 8.3. Anh Minh Tuấn bộc bạch: "Nhà em có 2 phụ nữ là mẹ vợ và vợ, tính luôn con gái hơn 1 tuổi là 3. Quay đi quay lại vừa sau tết lại đến ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, như mọi năm thì cả gia đình sẽ đi ăn tối cùng nhau bên ngoài, còn mua quà thì chắc là chỉ tặng hoa cho có không khí thôi". Anh Lưu Hoàng Tuấn, 45 tuổi, kỹ sư ngành điện ngụ tại Q.Gò Vấp (TP.HCM) thì lại chuẩn bị chu đáo hơn cho ngày 8.3 vì đây là năm đầu tiên anh có bạn gái. Anh Lưu Hoàng Tuấn kể: "Tính tôi nhút nhát, lại mặc cảm ngoại hình không được đẹp trai nên hơn 40 tuổi vẫn chưa có bạn gái. May mắn nhờ một người bạn thân của tôi biết rõ hoàn cảnh nên mới làm mai mối cho người em họ, sau một thời gian tìm hiểu thì cô ấy cũng đã nhận lời. Tôi có nhờ bạn bè tư vấn và quyết định ngày lễ Quốc tế phụ nữ 8.3 sắp tới sẽ tặng một món quà thật lớn và bất ngờ, đó là một bó hoa "đồng tiền" với 40 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng, tổng chi phí hơn 21 triệu đồng". Trái ngược với sự "chịu chơi" của anh kỹ sư ngành điện, anh Bùi Hoàng Ân, 34 tuổi, nhân viên giao hàng tự do, ngụ tại H.Hóc Môn (TP.HCM) dè dặt hơn: "Tôi thu nhập không cao, làm bao nhiêu cũng đưa cho vợ giữ nên đến ngày lễ như 8.3 thì chẳng biết mua tặng quà gì. Hôm trước có chủ shop tặng cho phiếu mua hàng vài trăm ngàn, chắc là làm quà cho vợ cũng được rồi". Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 luôn là dịp quảng bá quà tặng, nhất là mặt hàng hoa tươi. Theo khảo sát, đa số phụ nữ được hỏi đều trả lời muốn được tặng quà là hoa, mỹ phẩm, phụ kiện, trang sức... Bất ngờ là theo số liệu phân tích của Metric, một đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường thương mại điện tử, ngày 8.3 lại không phải là cao điểm mua sắm. Theo đó, những đợt sức mua gia tăng trên sàn là vào dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ tình nhân 14.2, lễ 30.4 - 1.5, mùa tựu trường, ngày phụ nữ Việt Nam (20.10). Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng mỹ phẩm, làm đẹp đã nhường vị trí số 1 lại cho các mặt hàng thực phẩm, gia dụng. Điều này cho thấy xu hướng mua sắm trên sàn của phụ nữ đã quan tâm đến việc chăm sóc gia đình nhiều hơn. Thực tế trên thị trường hiện nay không thiếu những đơn vị cung cấp quà tặng độc lạ, giá cả vừa túi tiền cho mọi tầng lớp thu nhập. Điển hình như quà tặng tranh gỗ chân dung theo yêu cầu có giá chỉ từ 250.000 - 350.000 đồng tặng kèm hộp quà và chân đỡ ảnh. Một số chủ shop cho biết món quà tặng này dù đơn giản nhưng có nhiều người chọn đặt hàng vì ngoài việc khắc họa chân dung theo phong cách vẽ tự nhiên, người tặng còn có thể gửi những thông điệp cảm ơn, chia sẻ với người phụ nữ của mình. Năm nay, thị trường cũng xuất hiện khá nhiều mẫu mã các loại hoa sáp cực kỳ bắt mắt và dễ thương được đóng hộp trong suốt gọn gàng, có giá từ 500.000 đồng đến trên 3 triệu đồng. Những hộp hoa sáp giá trị cao còn kèm theo những con thú bông Baby Three đang tạo trend gần đây. Tại hệ thống siêu thị Co.op mart cũng hưởng ứng ngày Quốc tế phụ nữ "Khỏe đẹp rạng ngời - Săn deal phơi phới" đến ngày 12.3 với các sản phẩm may mặc, mỹ phẩm chăm sóc và bảo vệ cơ thể ưu đãi đến 40%, kèm quà tặng: kem dưỡng L'Oreal chống lão hóa; nước tẩy trang L'Oreal; dầu gội OLIV; kem dưỡng Olay; sữa dưỡng thể Nivea; kem tẩy tế bào chết Dove; áo kiểu nữ; đầm nữ. Ngoài ra, hệ thống siêu thị này còn tặng quà, phiếu mua hàng cho tất cả khách hàng mua sắm (theo thể lệ chương trình).
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Không chỉ Việt Nam, bất động sản thế giới vẫn tăng bất chấp Covid-19
Nỗ lực của CLB Cantho Catfish ở hiệp 3, đặc biệt là sự xuất sắc của ngoại binh Brachon Griffin giúp họ cân bằng được điểm số 56-56. Tuy nhiên khi Cantho Catfish vừa ăn mừng gỡ hòa thì dàn cầu thủ chủ lực của Hanoi Buffaloes là Đinh Thanh Tâm, Udun Osakue vùng lên ghi điểm liên tiếp, thiết lập khoảng cách lên 14 điểm (74-60) khi kết thúc hiệp 3.

Top 10 sân bay đông khách nhất thế giới
TP.HCM nắng nóng đổ lửa, nhưng có một nơi người dân vẫn thấy dễ chịu vì gió mát rượi
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương".
Hết lo ùn tắc lại lo rớt đăng kiểm
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
xem trực tiếp giải belarus regional league a
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư